10+ Đồ ăn, thức uống giúp tăng sức đề kháng tự nhiên phòng dịch COVID-19

Tham khảo ngay 10 thức uống tăng sức đề kháng tự nhiên, phòng dịch COVID-19 qua bài viết sau đây!

Năm 2020 – 2021, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo thống kê từ Bộ Y tế, đa số những trường hợp nguy kịch đều do sức khỏe yếu vì mắc nhiều bệnh lý nền, “hàng rào” miễn dịch và sức đề kháng đã cạn kiệt. Vì vậy, ngoài tuân thủ 5K của Bộ Y tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” thì việc nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể là rất cần thiết nhằm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Sau đây, bài viết sẽ gợi ý đến bạn 10 thức uống tăng sức đề kháng tự nhiên, phòng dịch COVID-19 được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là cơ chế, khả năng bảo vệ của cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của các nhân tố gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Sức đề kháng trong cơ thể được hình thành từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh hoặc tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh), miễn dịch thu được (miễn dịch thích ứng) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là cơ chế ngăn chặn các tác nhân gây hại đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…).

Miễn dịch thích ứng do cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch này được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc khi được tiêm vaccine.

Miễn dịch thụ động là loại miễn dịch được mượn từ nguồn khác. Loại miễn dịch này không tồn tại lâu dài mãi mãi nhưng có hiệu lực trong 1 khoảng thời gian nhất định. Ví dụ điển hình là miễn dịch của trẻ sơ sinh có được nhờ mẹ truyền qua khi mang thai hay qua sữa trong giai đoạn cho con bú.

Dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang suy giảm

Các dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang suy giảm

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm.

  • Suy nhược tinh thần: Cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt, ủ rũ.
  • Dễ cảm lạnh: Sốt, cảm cúm là khi cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành: Khi bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu lâu hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, lao,… và dễ tái phát.
  • Tiêu hóa kém: Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, người có sức đề kháng kém thường rất dễ bị nôn, tiêu chảy.
  • Dễ mệt mỏi: Ngay cả khi ngủ đủ giấc, người có sức đề kháng kém vẫn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ đau nhức cơ thể…

Nguyên nhân khiến sức đề kháng cơ thể bị suy giảm

Nguyên nhân nào khiến sức đề kháng cơ thể bị suy giảm?

Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi sức đề kháng giảm và hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là COVID-19 cũng gia tăng. Các chuyên trang sức khỏe như ncov.moh.gov.vn, who.int, suckhoedoisong.vn, vietnamese.cdc.gov,…liệt kê những yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Là nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (do rối loạn tế bào mầm, khiếm khuyết về mặt di truyền,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do chấn thương, điều trị kìm tế bào, can thiệp phẫu thuật, bức xạ X-quang,…).
  • Uống ít nước: Ảnh hưởng đến quá trình lọc bỏ các chất độc hại của thận, đồng thời giảm sức đề kháng.
  • Thức quá khuya: Nếu thiếu ngủ trong thời gian dài do thức khuya, cơ thể không sản xuất đủ melatonin, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn.
  • Stress: Nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Ô nhiễm không khí: Sống và làm việc trong môi trường đầy khói bụi, hóa chất,… ảnh hưởng đến đường hô hấp và lá phổi của bạn.
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ, muối và chất bảo quản sẽ dễ gây hại cho cơ thể.
  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Nếu quá lạm dụng thuốc kháng sinh, cơ thể người bệnh dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, suy yếu khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus hoặc tăng khả năng bị kháng thuốc.
  • Thừa cân: Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho quá trình hoạt động của tim, não, phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch [1].

Các loại vitamin và khoáng chất nào giúp tăng cường sức đề kháng?

Các loại vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa COVID-19

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, luôn xuất hiện những biến chủng mới, vai trò của hệ miễn dịch là rất quan trọng. Mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Những loại vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng có thể kể đến như sau:

  • Vitamin A: Là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vitamin A có nhiều trong rau dền, quả gấc, rau ngót, gan gà,…
  • Vitamin E: Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các virus, vi khuẩn gây bệnh. Vitamin E có trong mầm lúa mạch, đậu tương, vừng, lạc, giá đỗ, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.
  • Vitamin C: Đây là loại vitamin được nhắc đến nhiều nhất về khả năng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Vitamin C có trong bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay, rau dền,…
  • Vitamin D: Có vai trò quan trọng và đảm nhiệm chức năng khác nhau trong hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,… Mỗi ngày cần tắm nắng từ 15 – 30 phút để bổ sung vitamin D.
  • Vitamin nhóm B: Vitamin B9 và B6 là bộ đôi có chức năng quan trọng nhất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa thiếu máu,… Vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, cám gạo,…
  • Sắt: Giúp cơ thể giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Sắt có nhiều trong rau dền đỏ, mộc nhĩ, nấm hương, đậu tương, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…
  • Kẽm: Giúp vết thương mau lành, tăng cường miễn dịch, duy trì vị giác/khứu giác, ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa. Các thức ăn giàu kẽm như tôm, sò, sữa, thịt, cá, trứng, hàu,…
  • Selen: Đóng vai trò thiết yếu trong hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu, phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch,…

Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hằng ngày để nâng cao sức đề kháng của bản thân. Đây chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch.

Vậy công thức dinh dưỡng 4-5-1 mà Bộ Y tế khuyến cáo có gì đặc biệt? Mời bạn theo dõi thông tin sau!

  • “Số 4 là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: lipid (động vật và thực vật), vitamin và khoáng chất, protein (động vật và thực vật), chất sinh năng lượng (carbohydrate, protein, lipid).
  • Số 5:

    Phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn. Các nhóm bao gồm:

    • Nhóm lương thực (gạo, mì): Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
    • Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…): Nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể.
    • Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.

      Đây đều là nước uống tăng sức đề kháng trong mùa dịch COVID-19.

    • Nhóm thịt các loại, cá, hải sản: Cung cấp chất đạm động vật, các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
    • Nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.
    • Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể.
    • Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
    • Nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.
  • Số 1: Mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.”

Nguồn:https://ncov.moh.gov.vn/-/che-o-dinh-duong-4-5-1-ma-bo-y-te-khuyen-cao-e-phong-covid-19-co-gi-ac-biet-.

Như vậy, công thức dinh dưỡng 4-5-1 chỉ ra rằng, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối, không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

Các loại đồ ăn, thức uống tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh COVID-19

Các loại thực phẩm, thức uống tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh COVID-19

Sau đây là danh sách 15 món đồ ăn, thức uống tăng sức đề kháng [2], phòng dịch bệnh COVID-19.

  1. Trái cây họ cam, quýt.
  2. Ớt chuông đỏ.
  3. Bông cải xanh.
  4. Tỏi.
  5. Gừng.
  6. Cải bó xôi.
  7. Sữa chua nguyên chất.
  8. Hạnh nhân.
  9. Hạt hướng dương.
  10. Nghệ.
  11. Trà xanh.
  12. Đu đủ.
  13. Kiwi.
  14. Thịt gia cầm.
  15. Hải sản.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những sản phẩm được chế biến theo công thức đặc biệt, vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa là thức uống để “chill” trong những ngày giãn cách xã hội, “Work From Home”.

Milk Kefir​: Sữa chua Kefir nguyên bản được lên men từ nấm Kefir và sữa thanh trùng nguyên chất. Đây được xem là “vua của các loại sữa chua”, “sữa chua tăng sức đề kháng” vì sản phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao như: tăng cường hệ tiêu hoá, miễn dịch, phòng chống ung thư,… Bạn có thể trộn thêm mứt trái cây hoặc xay chung với trái cây tươi để làm thành Smoothie Kefir.

Sữa chua Kefir – tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Thông tin chi tiết và giá bán sản phẩm TẠI ĐÂY.

Ginger Kefir Cider: Thức uống tăng sức đề kháng Kefir Soda táo, gừng có gas và vị ngọt nhẹ của táo ép. Gừng hữu cơ sau 2 ngày lên men đã được tinh chế, giúp giảm bớt độ nồng, tạo thành hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Đây cũng là thức uống giúp tiêu hoá tốt, hỗ trợ giảm cân và ngủ ngon, bởi có chứa lợi khuẩn và nấm men đa dạng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha chế với các loại nước ép trái cây/rau củ.

Kefir Táo Gừng – Thức uống tăng sức đề kháng

Thông tin chi tiết và giá bán sản phẩm TẠI ĐÂY.

Như vậy, bạn cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus SARS-CoV-2. Hướng tới một cơ thể khỏe mạnh giữa đại dịch COVID-19, Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir mang đến bạn những sản phẩm đồ uống vừa “healthy”, vừa “chill”. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất!

Chú thích:

[1]: Centers for Disease Control Prevention, September 17, 2020.“The Health Effects of Overweight and Obesity”.

https://www.cdc.gov/healthyweight/effects/index.html

[2]: Medically reviewed by Amy Richter, RD. Written by James Schend, April 30, 2020. “15 Foods That Boost the Immune System”.

https://www.healthline.com/health/food-nutrition/foods-that-boost-the-immune-system

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255