Các lợi ích tuyệt vời của sữa chua nấm Kefir dành cho bà bầu

Kefir có những lợi ích gì? Mời mẹ bầu tham khảo ngay 6 lợi ích tuyệt vời của Kefir cho phụ nữ mang thai qua bài viết sau đây!

Sữa chua Kefir là thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi. Vậy Kefir có phù hợp với phụ nữ mang thai không. Câu trả lời là có nhé! Mời mẹ bầu theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu những công dụng của Kefir đối với sức khoẻ và liều lượng sử dụng phù hợp theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Công dụng của nấm sữa chua Kefir cho phụ nữ mang thai

Những lợi ích kỳ diệu mà sữa chua Kefir có thể mang lại cho sức khỏe bà bầu có thể kể đến như sau:

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua nấm Kefir cho bà bầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng

Với lượng dưỡng chất dồi dào, đặc biệt là hệ lợi khuẩn tự nhiên đa dạng phong phú, Kefir có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Kefiran có trong Kefir cũng là một thành phần đang thu hút sự quan tâm của giới khoa học nhờ khả năng chống viêm, thúc đẩy chữa lành tổn thương và  ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư [1].

Nhiều chủng lợi khuẩn đặc trưng chỉ có ở Kefir như là Lactobacillus Kefiri có khả năng chống lại vi khuẩn có hại như Salmonella, Helicobacter pylori và E. coli [2][3]. Những lợi khuẩn khác có trong sản phẩm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại thông qua cơ chế cạnh tranh thức ăn, chỗ bám trong đường ruột và khả năng tiết ra các bacteriocins ức chế vi khuẩn gây hại.

Kefir chứa men tiêu hóa (probiotics) hiệu quả hơn sữa chua thông thường

Sữa chua Kefir cho phụ nữ mang thai được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Kefir có chứa khoảng hơn 20 chủng lợi khuẩn, trong đó có những nhóm lợi khuẩn mà sữa chua thông thường không có như: Lactobacillus Kefiri, các loài thuộc chi Leuconostoc, Acetobacter,  Streptococcus v.v. Do đó, sữa chua Kefir được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá của phụ nữ mang thai hơn sữa chua thông thường (thường chỉ chứa 1 – 2 chủng probiotics).

Tăng cường hệ thống cơ xương và giảm nguy cơ loãng xương

Sữa chua Kefir giúp tăng cường hệ thống cơ xương và giảm nguy cơ loãng xương

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả David C. Dallas và cộng sự (Sở Khoa học Thực phẩm và Công nghệ, ĐH California, Hoa Kỳ), lên men sữa với các hạt Kefir làm giàu đáng kể lượng CPP (Casein phosphopeptide). CPP là một nhóm các peptide sữa có hoạt tính sinh học với nhiều lợi ích đặc biệt như: chống huyết khối, kháng khuẩn và tăng khả năng hấp thu canxi. Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự phân giải protein của các enzyme từ sữa tự nhiên ít hơn so với quá trình phân giải protein được thực hiện bởi vi sinh vật trong hạt Kefir.

Trong một nghiên cứu khác tại Đại học Quốc gia Chung Hsing, Đài Loan, các chuyên gia đã đánh giá về tác dụng ngắn hạn khi bổ sung Kefir trên mật độ khoáng và chuyển hóa xương trong 6 tháng. Theo báo cáo kết quả, Kefir giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, duy trì nồng độ canxi huyết thanh cao hơn ở nhóm chỉ dùng canxi đơn.

Vì thế, hệ thống cơ xương của người mẹ được tăng cường, đặc biệt là trong giai đoạn sau thai kỳ. Ngoài ra, sữa chua Kefir cho phụ nữ mang thai cũng ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành khung xương của thai nhi.

Kefir phù hợp cho người không dung nạp lactose

Kefir có thể phù hợp với người không dung nạp lactose

Thực phẩm được chế biến từ sữa thường chứa một lượng đường tự nhiên gọi là lactose. Một số bà bầu không thể tiêu hóa được lactose, tình trạng này được gọi là không dung nạp lactose [4][5]. Tuy nhiên, người không dung nạp lactose có thể thường xuyên ăn Kefir mà không bị đau bụng và các vấn đề về tiêu hoá. Lý do là các vi khuẩn lactic trong Kefir phân giải lactose thành axit lactic, do đó, thực phẩm này chứa ít lactose hơn sữa nguyên chất. Hơn nữa, Kefir cũng chứa các enzyme có thể giúp phá vỡ lactose. Do vậy, Kefir thường được dung nạp tốt ở người không dung nạp lactose [5][6].

Những lợi ích khác từ sữa chua Kefir cho phụ nữ mang thai

  • Do hàm lượng calo thấp, sữa chua Kefir giúp mẹ bầu hạn chế tăng cân, loại bỏ sự sưng tấy của các chi.

  • Sữa chua Kefir có chứa các lợi khuẩn probiotics, tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng ợ nóng hoặc táo bón.

  • Giảm cholesterol, cân bằng huyết áp.

  • Cải thiện tinh thần, giảm tình trạng mất ngủ, kén ăn.

  • Hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào mầm tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.

➤Khám phá ngay: Công dụng tuyệt vời của nấm sữa Kefir cho bé

Mẹ bầu dùng nhiều sữa chua Kefir liệu có tốt không?

Sữa chua Kefir có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là các bà bầu. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ bầu cũng cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên sử dụng giới hạn 150 – 300ml sữa chua/ngày. Nếu mẹ bầu ăn hơn 500ml sữa chua Kefir trong 1 ngày có thể gây ra hiện tượng dư axit, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Thêm vào đó, các thực phẩm lên men sẽ luôn chứa một lượng nhỏ cồn, ở Kefir sữa  nồng độ này thường nhỏ hơn 0.5%. Vì vậy, các mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ Kefir gần với ngày sản xuất nhất, vì khi để lâu, lượng cồn có thể tăng lên nếu điều kiện bảo quản không phù hợp.

Mẹ bầu có thể uống bao nhiêu sữa chua Kefir một ngày?

Mặt khác, một lít sữa Kefir có khoảng 32g chất đạm, 53g đường lactose, 33g chất béo và 1.200mg calcium [7]. Điều này sẽ dễ gây ra hiện tượng béo phì cho bà bầu nếu uống quá nhiều.

Những lưu ý và chỉ định khi dùng Kefir

Với những lợi ích của nấm Kefir cho phụ nữ mang thai đã kể trên thì đây thực sự là một loại thực phẩm nên được sử dụng thường xuyên trong thai kỳ. Sau đây là những lưu ý sử dụng sữa chua Kefir theo lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng để có hiệu quả tốt nhất:

  • Nên uống Kefir khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ vì điều này sẽ giúp các bà bầu dễ ngủ hơn và giảm tình trạng táo bón.

  • Có thể ăn sữa chua Kefir vào buổi sáng, nhưng không phải lúc bụng đói. Mẹ bầu nên ăn bánh mì nướng với pho mát hoặc một ổ bánh mì ăn kiêng trước đó và sau 15 phút thì hãy dùng sữa Kefir.

  • Kefir có thể được dùng cùng chút xíu đường, mật ong và điều kiện là mẹ bầu không có dị ứng với các nguyên liệu này. Sữa chua Kefir và mật ong cũng có thể được dùng như một bữa ăn nhẹ.

➤ Xem chi tiết: Cách dùng sữa chua kefir chuẩn nhất

Hy vọng bài viết về Kefir cho phụ nữ mang thai đã giúp mẹ bầu hiểu thêm về loại thực phẩm tốt cho sức khỏe này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mẹ bầu có thể liên hệ cho Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir để được giải đáp miễn phí!

Chú thích:

[1]: Kamila Leite Rodrigues, Lucélia Rita Gaudino Caputo, Jose Carlos Tavares Carvalho, João Evangelista, José Maurício Schneedorf. “Antimicrobial and healing activity of Kefir and Kefiran extract”. Int J Antimicrob Agents. May 2005, 25(5):404-8.

[2]: Paula Carasi, Mariángeles Díaz, Silvia M. Racedo, Graciela De Antoni, María C. Urdaci and María de los Angeles Serradell. “Safety Characterization and Antimicrobial Properties of Kefir-Isolated Lactobacillus Kefiri”. Biomed Res Int. 2014.

[3]: Rong Zhu, Kan Chen, Yuan-Yuan Zheng, Hua-Wei Zhang, Jun-Shan Wang, Yu-Jing Xia, Wei-Qi Dai, Fan Wang, Miao Shen, Ping Cheng, Yan Zhang, Cheng-Fen Wang, Jing Yang, Jing-Jing Li, Jie Lu, Ying-Qun Zhou and Chuan-Yong Guo. “Meta-analysis of the efficacy of probiotics in Helicobacter pylori eradication therapy”. World J Gastroenterol. 2014 Dec 21; 20(47):18013-18021.

[4]: Bethany Pribila, Steve Hertzler RD, PhD, Berdine Martin PhD, Connie M Weaver PhD, Dennis Asavaiano PhD. “Improved Lactose Digestion and Intolerance Among African-American Adolescent Girls Fed a Dairy Rich-Diet”. Journal of the American Dietetic Association. May 2000, 524-528.

[5]: Steven R Hertzler 1, Shannon M Clancy. “Kefir improves lactose digestion and tolerance in adults with lactose maldigestion”. Journal of the American Dietetic Association. May 2003, 103(5):582-7.

[6]: Mee-Young Lee 1, Kyung-Seop Ahn, Ok-Kyung Kwon, Mee-Jin Kim, Mi-Kyoung Kim, In-Young Lee, Sei-Ryang Oh, Hyeong-Kyu Lee. “Anti-inflammatory and anti-allergic effects of Kefir in a mouse asthma model”. Immunobiology, July 2007, 212(8):647-54.

[7]: Anna Haug, Arne T Høstmark and Odd M Harstad. “Bovine milk in human nutrition – a review”. Lipids Health Dis. 2007, 6:25.

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255