Cách làm các loại sữa chua đơn giản, đẹp da

Sữa chua là món ăn dồi dào dinh dưỡng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách làm các loại sữa chua tại nhà.

Sữa chua là “món quà” cho sức khỏe mà mỗi người nên dùng sau mỗi bữa ăn. Đây là một món ăn không những ngon, dễ ăn mà còn có những công dụng tuyệt vời. Vậy lợi ích của sữa chua cụ thể là gì? Cách làm các loại sữa chua đơn giản ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất tần tật những thông tin mà bạn cần.

TÓM TẮT

Những lợi ích mà sữa chua mang lại

Sữa chua chứa đựng một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài. Những lợi ích mà sữa chua mang lại có thể kể đến như sau:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm huyết áp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng cường sức khỏe xương.
  • Giúp giảm cân hiệu quả.
  • Giúp da đẹp hơn, cải thiện nếp nhăn.
  • Ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, tiểu đường.
  • Phòng chống ung thư.

Sữa chua là “món quà” cho sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài

Trong sữa chua có những thành phần chính nào?

Sữa

Sữa bò được dùng nhiều nhất trong các cách làm sữa chua hộp truyền thống. Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, lợi khuẩn sẽ tiến hành quá trình lên men từ sữa, tạo ra vị chua và nhiều chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ tốt cho hệ tiêu hóa và xương khớp.

Men giống

Men giống là yếu tố quan trọng trong việc tạo độ chua và hương thơm cho sản phẩm. Streptococcus và Lactobacillus là hai nhóm lợi khuẩn phổ biến và đặc trưng trong cách làm các loại sữa chua trên thị trường. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí, chịu được môi trường có độ axit thấp, có sẵn trong sữa chua cái.

Men giống là sự khởi đầu cho quá trình lên men

Chất tạo ngọt

Chất tạo ngọt thường dung là: đường saccharose, glucose riêng lẻ hay kết hợp với trái cây. Ngày nay, do nhu cầu ăn kiêng giữ dáng của nhiều chị em phụ nữ, các loại sữa chua ít béo, ít đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt –  stevia – cũng xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Chú ý khi làm sữa chua ít béo tại nhà, nếu sử dụng quá nhiều đường trong sữa trước giai đoạn ủ sẽ gây bất lợi cho quá trình lên men đồng thời sữa chua thành phẩm cũng không đạt yêu cầu của những người đang trong chế độ giảm cân.

Chất ổn định

Cách làm các loại sữa chua theo kiểu công nghiệp sẽ có bổ sung thêm chất ổn định (0,3% – 0,5%). Chất này giúp làm tăng độ nhớt và hạn chế sự phân tách trong yaourt – Dùng quá mức chất ổn định làm cho sản phẩm bị cứng. Đối với sữa chua tự nhiên thì không nên thêm vào chất ổn định.

Hương liệu

Để tăng sự hấp dẫn, mới lạ trong cách làm các loại sữa chua, việc bổ sung hương liệu là phương pháp phổ biến nhất trong sản xuất sữa chua thương mại. Hương liệu được sử dụng thường ở dạng sirô, trái cây cắt nhỏ. Hỗn hợp trái cây có thể cho vào sữa chua trước hoặc cùng với quá trình đóng gói.

Trên thực tế, những chất phụ gia, hương liệu sẽ không được khuyến khích sử dụng cho thực phẩm, nếu có thì phải theo liều lượng tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Đối tượng sử dụng sữa chua khá đa dạng, trong đó có trẻ nhỏ nên sữa chua lên men tự nhiên không hương liệu, chất phụ gia là lựa chọn lý tưởng nhất. Phần tiếp theo, Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir sẽ giới thiệu đến bạn 20+ cách làm sữa chua “mix” với trái cây, thạch và các loại hạt. Đây sẽ là một bữa ăn nhẹ lành mạnh và không kém phần hấp dẫn mà bạn nên đưa vào thực đơn hằng ngày của gia đình.

20+ Cách làm các loại sữa chua đơn giản tại nhà

Sữa chua dẻo

Sữa chua dẻo thơm ngon, lạ miệng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100ml sữa đặc.
  • 500ml sữa tươi không đường.
  • 1 hũ sữa chua không đường.
  • 20g gelatin hoặc bột rau câu.

Cách thực hiện:

  • Cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi khuấy đều, đun đến khi sữa nóng khoảng 50 – 60 độ C.
  • Cho sữa chua không đường vào, khuấy đều.
  • Tiến hành làm nở gelatin bằng cách cho 2 thìa nước vào bát và để 5 phút cho bột nở.
  • Cho gelatin vào nồi sữa chua và khuấy đều, đến khi thấy hỗn hợp hơi đặc lại thì dừng tay.
  • Đổ sữa chua vào hộp, đậy nắp lại.
  • Cho nước ấm vào nồi cơm điện để ủ sữa chua trong vòng 6 – 8 giờ, mực nước khoảng ⅔ hũ sữa chua.
  • Cho sữa chua ra, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong 3 giờ để sữa chua đông lại.
  • Cắt sữa chua thành miếng vừa ăn.

Sữa chua túi

Cách làm các loại sữa chua túi cũng tương tự như sữa chua truyền thống, chỉ khác ở chỗ là bạn chọn túi để đựng thay vì hũ thủy tinh, nhựa. Món ăn gắn liền với ký ức tuổi thơ có vị thơm ngon khác lạ đang được rất nhiều người ưa thích.

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 lon sữa đặc.
  • 1 lon nước sôi.
  • 1 lon nước lọc.
  • 2 lon sữa tươi.
  • 200g sữa chua mua sẵn.
  • Túi đựng sữa chua, dây thun để buộc.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn chuẩn bị một cái tô lớn, cho nước sôi, sữa đặc vào và khuấy đều.
  • Tiếp theo, bạn hòa nước lọc và sữa tươi với nhau, cho sữa chua mua sẵn vào, khuấy đều cho hòa tan.
  • Sau đó rót sữa đầy khoảng nửa túi đựng, dùng dây thun buộc chặt lại. Bạn rót sữa vào các túi đến khi hết nguyên liệu.
  • Đổ nước ấm, sau đó đặt khay cách thủy vào nồi. Tiếp theo, bạn xếp các túi sữa chua lên khay, đậy nắp nồi, ủ sữa 6 – 8 giờ, sữa sẽ lên men.
  • Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ. Nếu thích ăn sữa chua đặc, mềm, bạn để vào ngăn đá 5 giờ là có thể dùng được.

Sữa chua thạch

Sữa chua thạch vô cùng bắt mắt và hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 2 gói bột rau câu dẻo.
  • Sữa tươi nhiều vị.
  • 6 hũ sữa chua.
  • Đường cát.
  • 1 lít nước dừa.

Cách thực hiện:

Về cách làm các loại sữa chua truyền thống thì chúng tôi đã hướng dẫn ở phần trên. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thạch rau câu ăn kèm với sữa chua.

  • Nước dừa bạn cho vào nồi đun sôi.
  • Đổ bột rau câu, đường theo tỷ lệ ghi trên bao bì vào nồi, hòa với lượng nước dừa tương ứng.
  • Trong quá trình nấu, khuấy hỗn hợp thật đều đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Đổ thạch vào khuôn. Sau đó, bạn chờ nguội, cho vào tủ lạnh đến khi thạch đông thì lấy ra thái hạt lựu.
  • Đổ 1 – 2 hũ sữa chua vào bát, tiếp theo cho thạch vào trộn đều và thưởng thức.

Sữa chua mít

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 3 hũ sữa chua nhà làm.
  • 5 thìa cà phê sữa đặc có đường.
  • 300g mít.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đã có những hũ sữa chua nhà làm thơm ngon, bạn tiến hành sơ chế món ăn kèm. Bạn cắt múi mít thành sợi và ướp lạnh.
  • Cho đá bào, mít, sữa chua, sữa đặc vào chén. Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm thạch rau câu, đậu phộng,… để làm tăng hương vị cho món ăn.
  • Các nguyên liệu sau khi đã hòa quyện với nhau sẽ tạo nên một món sữa chua mít cực kỳ hấp dẫn.

Sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm mang hương vị ngọt ngào tự nhiên

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 300g gạo nếp cẩm.
  • 2 hũ sữa chua có đường đã làm sẵn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm gạo nếp cẩm trong nước lạnh từ 6 – 8 giờ, bạn có thể ngâm qua đêm để thuận tiện và đỡ mất thời gian hơn.
  • Vo gạo nếp cẩm và để ráo nước. Sau đó cho vào nồi nước nấu mềm, nước sệt lại, không được quá nhão và cứng.
  • Thường xuyên kiểm tra nồi nếp cẩm đã sệt hay chưa, nếu hỗn hợp đã đặc lại, bạn cho thêm đường cát vào. Đợi hỗn hợp nổi bọt li ti, sệt vừa phải, nếp chín thì tắt bếp, để nguội.
  • Lấy sữa chua từ trong tủ lạnh ra, phủ lên bề mặt một lớp nếp cẩm vừa mới nấu. Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức hương vị ngọt ngào của nếp và thơm ngon của sữa chua.

Sữa chua dâu

Sữa chua dâu là món ăn quen thuộc nhưng không kém phần hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 150g dâu tây.
  • 220ml sữa tươi không đường.
  • 2 hũ sữa chua cái.
  • 190g sữa đặc.
  • 30g đường.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế dâu tây: rửa sạch, bỏ cuống, phần bị dập (nếu có). Sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ những vi khuẩn và hóa chất.
  • Dâu tây cắt lát nhỏ để nấu sôi và lấy nước. Bạn cắt 50g dâu tây thành hạt lựu.
  • Đặt nồi lên bếp, cho thêm 250ml nước lọc, 30g đường, phần dâu tây cắt lát nhỏ. Nấu cho đến khi chín mềm, sệt lại còn khoảng 220ml nước.
  • Bạn vắt lấy 220ml nước dâu. Tiếp tục cho 190g sữa đặc vào phần nước dâu, bật bếp lửa nhỏ và nấu sôi.
  • Cho phần dâu tây cắt hạt lựu vào khi hỗn hợp đã sôi già, khuấy đều thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Chờ khoảng 3 – 4 phút để nồi nguội dần, cho 220ml sữa tươi vào, khuấy đều cho hỗn hợp tan.
  • Khi hỗn hợp sữa dâu còn ấm thì cho 2 hũ sữa chua cái vào.
  • Rót hỗn hợp sữa chua vào các lọ thủy tinh, đậy kín nắp, thao tác phải thật nhẹ nhàng.
  • Cho nước ủ sữa vào thùng xốp sao cho nước thấp hơn miệng hũ (không để nước tràn vào hũ), đậy nắp thùng và chờ thành quả sau 8 – 10 giờ ủ.

Sữa chua vị chanh leo

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 250ml nước.
  • 80ml nước cốt chanh leo.
  • 200g sữa chua đã làm sẵn.
  • Đường.

Cách thực hiện:

  • Chanh leo cắt đôi, bỏ hạt, lọc lấy ruột chanh, ép thành 80ml nước cốt chanh leo.
  • Sau đó, đặt một nồi nhỏ lên bếp, cho nước cốt chanh leo, nước lọc, đường vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
  • Lấy hũ sữa chua đã làm sẵn từ trong tủ lạnh ra, đổ nước sốt chanh leo vừa nấu lên bề mặt sữa chua và thưởng thức.

Sữa chua chanh, dừa

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 230ml nước cốt dừa.
  • 230ml sữa chua.
  • Đường.
  • Chanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Chanh tươi mua về bạn rửa sạch rồi bào lấy vỏ, lấy riêng vỏ cho vào một cái bát. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt chanh, loại bỏ hạt chanh, cho vào bát cùng với vỏ chanh đã bào nhỏ.
  • Sau đó, bạn cho thêm sữa chua và đường vào nước cốt, khuấy thật đều đến khi đường tan hoàn toàn rồi đem hỗn hợp cho vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước cốt dừa.
  • Bạn bật máy chạy ở chế độ quay nhanh. Sau khi đã xay nhuyễn, bạn đổ hỗn hợp trên vào một cái khuôn chuẩn bị sẵn.
  • Cho hỗn hợp vào tủ lạnh, để trong khoảng 3 giờ hoặc lâu hơn và dùng dần.

Sữa chua cà phê

Sữa chua cà phê – “biến tấu” lạ mắt, thơm ngon

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 hũ sữa chua.
  • 1 miếng chanh.
  • 5g cà phê.
  • 2 thìa cà phê sữa đặc.
  • Đá viên.

Cách thực hiện:

  • Cách làm các loại sữa chua cà phê ngon đúng điệu là nên dùng cà phê nguyên chất. Cho 20ml nước sôi vào phin 5g cà phê, một chất lỏng sóng sánh, hương thơm dịu nhẹ, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.
  • Bạn cho sữa chua, sữa đặc, đá, một ít nước chanh vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Đổ ra cốc và thưởng thức món sữa chua thơm ngon, đậm đà ngay tại nhà.

Sữa chua phô mai

Nguyên liệu cơ bản giống như cách làm các loại sữa chua truyền thống.

  • Bạn có thể dùng phô mai viên con bò cười hoặc cream cheese. Đầu tiên là nghiền phô mai thật nhão. Hỗn hợp hoàn hảo để làm sữa chua phô mai gồm: sữa tươi, sữa đặc, phô mai nghiền.
  • Cho hỗn hợp này vào nồi, đun nóng và sau đó để nguội.
  • Hũ sữa chua cái nên ở nhiệt độ phòng. Cho sữa chua cái vào hỗn hợp để hòa trộn một cách hoàn hảo. Bạn nên khuấy nhẹ tay để men không bị yếu đi.
  • Để sữa mịn hơn, bạn lọc hỗn hợp qua rây.
  • Rót sữa vào từng hũ nhỏ, đậy nắp, đem đi ủ.

Sữa chua trà xanh

Nguyên liệu cơ bản gồm: 2 hũ sữa chua đã làm sẵn, bột matcha. Tùy theo số lượng người ăn, bạn điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Các bước thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho bột matcha vào, đổ vào khoảng 50ml nước sôi, khuấy đều, thu được hỗn hợp nước màu xanh đẹp mắt.
  • Cho hỗn hợp sữa chua, đá viên, nước matcha vào máy xay sinh tố, bật công tắc. Kết quả thu được là một ly sữa chua trà xanh mát lạnh, trọn vị.

Sữa chua nha đam

Sữa chua nha đam là một món ăn hấp dẫn, thanh mát cho ngày hè

Nguyên liệu gồm: sữa chua đã làm sẵn, được đặt trong ngăn mát tủ lạnh và 1 nhánh nha đam lớn. Cách làm sữa chua nha đam như sau:

  • Sơ chế lá nha đam: rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần ruột bên trong, rửa lại với nước nhiều lần. Tiếp tục cho nha đam vào nước lạnh được pha một ít muối, nước cốt chanh và ngâm khoảng 5 phút.
  • Để nha đam hết nhớt, bạn rửa lại với nước khoảng 5 – 6 lần. Cắt nha đam thành hạt lựu nhỏ rồi xả với nước vài lần nữa.
  • Nếu muốn tạo độ giòn cho nha đam, bạn đun sôi một nồi nước, cho nha đam vào luộc khoảng 1 phút. Vớt nha đam ra, cho vào 200ml nước đá đã pha đường và ngâm tầm 1 giờ để nha đam có thêm vị ngọt và giòn hơn.
  • Lấy sữa chua đã được làm sẵn từ trong tủ lạnh ra, phủ nha đam lên bề mặt và thưởng thức.

Sữa chua lá dứa

Nguyên liệu làm sữa chua lá dứa gồm: 5 lá dứa, 2 hũ sữa chua đã làm sẵn, đường.

  • Sơ chế lá dứa: rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay cùng với 150ml nước, xay nhuyễn hỗn hợp rồi lọc lấy nước lá dứa.
  • Đổ nước lá dứa vào nồi, cho một ít đường để thêm thơm ngon, đun sôi, để nguội.
  • Cuối cùng bạn cho sữa chua đã làm sẵn vào cùng rồi khuấy đều. Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngon, béo ngậy của sữa chua lá dứa rồi!

Sữa chua vị xoài

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Sữa chua có đường: 2 hộp.
  • Sữa tươi:1 bịch.
  • Xoài chín: 1 quả.
  • Đường.

Cách thực hiện:

  • Bạn gọt vỏ xoài, cắt phần thịt bên trong thành từng miếng nhỏ.
  • Xay nhuyễn những miếng xoài vừa cắt.
  • Đổ sữa tươi vào máy xay cùng với xoài cho hỗn hợp sệt lại.
  • Cho thêm sữa chua và đường nếu xoài chua nhiều. Xay thêm 1 phút.
  • Sữa chua xoài sẽ ngon nếu bạn dùng chung với đá và trang trí vài miếng xoài lên trên.

Sữa chua vị cam

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 2 quả cam.
  • 2 thìa cà phê đường.
  • 1 hũ sữa chua.
  • Đá viên.

Cách thực hiện:

Sau đây, chúng tôi sẽ sẽ hướng dẫn bạn cách làm các loại sữa chua truyền thống “mix” với cam.

  • Cam bạn rửa sạch vỏ, để ráo.
  • Cho cam vào máy vắt lấy nước.
  • Đổ nước cam đã vắt ra ly, cho thêm ít đường vào khuấy đến khi đường tan.
  • Cho đá viên, nước ép cam vào ly sữa chua và khuấy lên. Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức một ly sữa chua cam thơm ngon, bổ dưỡng.

Sữa chua uống hương vị trái cây

Sữa chua uống hương vị trái cây với nhiều màu sắc bắt mắt

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 lít nước lọc.
  • 350g sữa đặc.
  • 500ml sữa tươi không đường.
  • 200g dâu tươi.
  • 200g đào.
  • 200g chanh dây.
  • 200g
  • 2 hũ sữa chua để ở nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện:

  • Cho 1 hộp sữa đặc, 500ml sữa tươi không đường vào 1 lít nước sôi, khuấy đều. Sau đó cho 2 hũ sữa chua cái vào trộn đều, đậy nắp lại ủ 8 giờ.
  • Cắt nhỏ đào, dâu tây, kiwi, chanh dây cắt vỏ. Với từng loại trái cây, bạn cho vào nồi 50ml nước lọc và 50g đường, bật lửa vừa, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi và sệt lại.
  • Rót sữa chua đã ủ vào chai. Sau đó cho mứt trái cây vào túi rồi bơm nước hỗn hợp nước trái cây vào từng chai nhựa, xoay chai để nước sốt trải đều hơn. Cuối cùng cho vào tủ lạnh để khoảng 1 giờ dùng sẽ ngon hơn. Đây cũng là cách làm sữa chua trái cây để bán dành cho những ai muốn kinh doanh sản phẩm này.

Sữa chua cacao

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 hũ sữa chua đã làm sẵn.
  • 2 thìa cà phê sữa đặc có đường.
  • 1 cốc 500ml đá lạnh.
  • 1 quả chanh.
  • 3 thìa cà phê bột ca cao.

Cách thực hiện:

  • Chanh bạn đem đi rửa sạch, vắt lấy nước cốt.
  • Cho đá viên, sữa chua, sữa đặc và nước cốt chanh vào máy xay sinh tố, bật cho máy chạy 20 – 30 giây đến khi hỗn hợp sữa chua nhuyễn ra là được.
  • Đổ sữa chua ra ly, rắc lên bề mặt một ít bột ca cao và thưởng thức.

Sữa chua socola

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Socola đen: 10 thanh.
  • Sữa chua có đường: 2 hũ.

Cách thực hiện:

  • Cách làm các loại sữa chua socola chuẩn nhất là nên sử dụng tô thủy tinh hoặc inox để tránh làm biến chất của sữa. Bạn cho 10 thanh socola vào và hấp cách thủy cho tan chảy thành dạng lỏng.
  • Đổ phần socola tan chảy vào sữa chua đã làm sẵn và thưởng thức.

Sữa chua đậu đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 2 hũ sữa chua.
  • 100g đậu đỏ.
  • 20g bột năng.
  • 150g đường cát.

Cách thực hiện:

  • Đậu đỏ ngâm với nước khoảng 3 giờ.
  • Cho đậu đỏ, nước vào nồi và ninh trong vòng 2 – 3 giờ.
  • Lọc lấy phần nước và đậu đỏ tách riêng. Sau đó, trộn đậu đỏ với đường cát và để yên khoảng 10 phút để đường ngấm vào đậu. Nếu muốn ăn phần đậu giòn hơn, bạn xào sơ để hạt săn lại.
  • Cho phần nước đậu đã ninh lúc nãy, hòa trộn một lượng vừa phải vào bột năng, đậu đỏ, sao cho phần đậu đỏ sền sệt.
  • Lấy sữa chua từ tủ lạnh cho ra ly và múc đậu đỏ lên trên. Bạn đã có thể chiêu đãi món sữa chua đậu đỏ thơm ngon cho cả gia đình.

Sữa chua bơ

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Bơ chín: 1 quả.
  • Sữa tươi không đường: 200ml.
  • Sữa đặc có đường: 3 muỗng canh.
  • Sữa chua: 1 hộp.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế bơ: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt hạt lựu.
  • Bạn chuẩn bị một ly thủy tinh, cho sữa tươi, sữa đặc và sữa chua đã làm sẵn vào trộn đều để hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Tiếp tục cho bơ đã cắt vào là có thể dùng được ngay.
  • Cách làm các loại sữa chua bơ cho trẻ nhỏ là bạn có thể dùng thìa dầm nhỏ các miếng bơ, trộn với hỗn hợp sữa chua. Nhờ đó giúp bé dễ ăn hơn.
  • Kết hợp cùng các loại quả khác như dưa hấu, nhãn, mít, sầu riêng, dâu tây,… để tăng tính độc đáo, kích thích vị giác hơn.

Sữa chua hạt đác

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 hũ sữa chua đã làm sẵn.
  • 150g hạt đác.
  • 100g đường cát.

Cách thực hiện:

  • Hạt đác mua về, bóc vỏ, rửa sạch, cho vào rim cùng với 300ml nước sôi, 100g đường trong khoảng 10 – 20 phút. Sau đó đổ vào một hộp sạch, đặt vào tủ lạnh.
  • Lấy hũ sữa chua đã làm sẵn từ trong tủ lạnh ra, cho hạt đác vào chung và thưởng thức.

Sữa chua vị chuối

Sữa chua vị chuối là món ăn dinh dưỡng cho bất kỳ ai

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Chuối: 4 quả.
  • Sữa chua có đường: 2 hũ.
  • Mật ong nguyên chất: 1 thìa.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ chuối, thái thành các khoanh vừa ăn. Sau đó, đặt các lát chuối lên khay, cho vào lò nướng để các lát chuối được khô. Nếu chế biến cho trẻ ăn thì bạn cần xay nhuyễn những lát chuối để bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Lấy hũ sữa chua đổ ra cốc, đặt các khoanh chuối sấy hoặc phần chuối xay nhuyễn lên trên.
  • Thêm 1 thìa mật ong sẽ giúp tăng hương vị cho đồ uống này.
  • Đem cốc sữa chua chuối vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi thưởng thức.

Có thể sử dụng sữa chua theo những cách nào?

Cách làm các loại sữa chua khá đa dạng. Đây cũng là một loại món ăn rất dễ dùng và có thể biến tấu thành nhiều kiểu thưởng thức khác nhau.

Thức uống hàng ngày

Sữa chua uống ở dạng lỏng nên bạn có thể dùng hằng ngày. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa nên sau mỗi bữa ăn chính, bạn có thể dùng để phòng ngừa triệu chứng sình bụng, ợ hơi, khó tiêu,… Ngoài ra, những buổi ăn nhẹ, ăn xế, bạn có thể dùng một 1 – 2 hũ sữa chua sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại thực phẩm mà những người ăn kiêng nên đưa vào thực đơn hằng ngày, không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn mang lại làn da khỏe, đẹp.

Nguyên liệu để làm bánh

Cách làm các loại sữa chua vốn đã rất sáng tạo và bánh sữa chua xuất hiện đã trở thành món ăn vặt cực kỳ “hot” trong giới ẩm thực. Với nguyên liệu dễ tìm, hương vị chua nhẹ, béo, ngọt đang rất được lòng các tín đồ ẩm thực gần đây. Phần nhân bánh gồm: sữa chua, sữa đặc, mayonnaise, hòa quyện thành một hỗn hợp cực kỳ thơm ngon. Phần vỏ là ruột bánh sandwich được ép mỏng. Vị béo của sữa chua cùng lớp vỏ mềm đã tạo nên một chiếc bánh sữa chua ngon khó cưỡng.

Bánh sữa chua là món ăn cực “hot” trong những năm gần đây

Trong chế biến món ăn

Cách làm các loại sữa chua kết hợp với salad bắp cải sẽ thêm phần hấp dẫn, kích thích vị giác. Vị chua nhẹ, béo ngậy, rau xanh giòn, tươi, giúp cho món ăn vô cùng hấp dẫn. Nước sốt trộn salad gồm: sữa chua, nước cốt chanh, giấm táo, mật ong, tiêu, muối (tùy vào sở thích mà bạn điều chỉnh lượng gia vị phù hợp). Cho hỗn hợp này lên tô salad, trộn đều, thêm ít mù tạc nếu thích. Món này dùng trong bữa cơm sẽ giúp kích thích vị giác của cả gia đình bạn.

Dùng để làm đẹp

Sữa chua chính là bí quyết làm đẹp hữu hiệu cho làn da của bạn. Các acid lactic của sữa chua có tác dụng làm mịn da, giảm thâm mụn, các chất chống oxy hóa giúp cho làn da khỏe mạnh, chứa rất nhiều vitamin (A, B1, B2, C, E) nuôi dưỡng da từ bên trong.

7 bí quyết dưỡng da làm đẹp bằng sữa chua mà bạn nên thử:

  • Sữa chua và mật ong: Mật ong có đặc tính kháng viêm, cung cấp độ ẩm giúp cân bằng da hiệu quả.
  • Sữa chua và dâu tây: Chống oxy hóa, giúp da mịn màng, chắc khỏe.
  • Sữa chua và dưa leo: Làm dịu những vết cháy nắng, mẩn đỏ, se khít lỗ chân lông.
  • Sữa chua và chanh: Tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn hiệu quả.
  • Sữa chua và bơ: Tác dụng làm trắng da, giảm viêm và mụn.
  • Sữa chua và chuối: Dưỡng ẩm, làm sáng da, loại bỏ thâm mụn.
  • Sữa chua và bột mì: Tái tạo da, nuôi dưỡng tế bào, tẩy tế bào chết, cân bằng độ ẩm.

Tại sao nhiều người làm sữa chua không thành công?

Chất lượng sữa chua cái không tốt

Sữa chua cái là men ban đầu mà bạn dùng thực hiện quá trình lên men. Kinh nghiệm tự làm sữa chua là bạn phải chọn nguyên liệu ngon, chất lượng và đặc biệt là sữa chua cái vì nó quyết định gần như 70% độ thành công của thành phẩm.

Men đạt chất lượng và không đạt chất lượng là như thế nào? Theo nhận định của các chuyên gia, cách làm các loại sữa chua chuẩn đầu bếp là men cái đạt chất lượng được sản xuất nhỏ hơn 14 ngày. Ngược lại, sau 14 ngày, lượng men sẽ không còn hoạt động tốt, mang lại dinh dưỡng cho cơ thể. Lúc này, men đã hoạt động yếu đi, dù bạn có cho bao nhiêu hũ sữa chua đi chăng nữa thì sữa sau khi làm cũng không đặc và lên vị chua.

Cho sữa chua cái vào khi sữa còn quá nóng

40 – 44 độ C là nhiệt độ lý tưởng cho men sữa chua hoạt động tốt. Nếu nhiệt độ quá cao, men sẽ yếu dần và không sống được. Vì vậy, trong quá trình đun sữa tươi và sữa đặc, bạn nên để nước nguội dần, cho men cái vào khi còn ấm. Men cái sữa chua chứa nhiều hệ vi sinh vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ, nếu men tiếp xúc với nước nóng đột ngột sẽ chết vì sốc nhiệt.

Sử dụng sữa chua cái khi còn lạnh

Cách làm các loại sữa chua ngon là cần đảm bảo tiêu chuẩn về nhiệt độ. Sữa chua cái khi còn lạnh mà cho vào nước nóng sẽ làm chết men. Vì vậy, bạn cần để men hết lạnh hoàn toàn rồi mới tiến hành trộn với phần sữa để tránh bị sốc nhiệt do chuyển từ môi trường lạnh qua môi trường ấm. Sữa chua cái nên lấy ra từ ngăn mát và để hết lạnh hoàn toàn rồi mới cho vào hỗn hợp sữa. Một điều quan trọng nữa là khi trộn, bạn phải trộn nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của men.

Ủ sữa chua không đúng cách

Ủ sữa chua ở nơi ấm áp, không ủ với nhiệt độ quá cao và di chuyển khay đựng sữa chua hay lắc mạnh khi đang ủ. Nhiệt độ phòng luôn thay đổi theo thời gian trong ngày. Vì vậy, để đảm bảo nhiệt độ lý tưởng, bạn nên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ cách 1 – 2 giờ/lần. Như vậy, sữa chua sẽ không bị tách nước và nhớt.

Những cách ủ sữa chua đảm bảo thành công 100%

Dùng máy ủ sữa chua

Máy ủ sữa chua xuất hiện trên thị trường góp phần làm phong phú thêm cách làm các loại sữa chua. Đây là một thiết bị hiện đại, giúp đo lường thời gian ủ hiệu quả. Bạn chỉ cần điều chỉnh hẹn giờ và nhấn nút là sẽ có được thành phẩm như mong muốn, không cần dùng nhiệt kế hoặc thay nước ấm thường xuyên. Hơn nữa, sữa chua được làm ra sẽ có vị chuẩn nhất, đồng thời sữa cũng có độ dẻo, độ sánh mịn và đẹp mắt hơn.

Dùng máy ủ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình làm sữa chua

Dùng lò nướng/nồi chiên không dầu

Dùng lò nướng/nồi chiên không dầu giúp bạn làm ra được món sữa chua úp ngược siêu mềm mịn, không bị chảy. Sau khi hoàn thành các bước hòa trộn, đun nóng sữa tươi, sữa đặc, sữa chua cái, bạn xếp các lọ sữa chua vào nồi chiên không dầu, bắt đầu ủ trong vòng 2 giờ. Sau đó, bạn lại hâm nước ở nhiệt độ 80 độ C trong 1 phút rồi tắt đi. Bạn tiếp tục ủ sữa chua ít nhất 4 giờ hoặc qua đêm. Như vậy, bạn đã biết thêm một cách ủ sữa chua vô cùng tiện lợi.

Dùng máy sấy thực phẩm

Cách làm các loại sữa chua với máy sấy thực phẩm giúp giữ nhiệt tốt. Máy sấy với cơ chế tỏa nhiệt đều 360 độ giúp các hũ sữa chua lên men đều hơn, đồng thời giữ được các chất dinh dưỡng, tránh sự xâm nhập, tác động của các sinh vật có hại từ môi trường bên ngoài.

Dùng nồi áp suất điện

Khi sử dụng nồi áp suất điện làm sữa chua, bạn nên dùng nước nóng. Bạn đặt sữa chua vào khay, cho vào nồi áp suất chứa nước nóng ở nhiệt độ khoảng 80 độ C. Sau vài phút, nước trong nồi nguội bớt thì bạn thay nước nóng mới. Cần chú ý là tránh dùng nước sôi vì sẽ khiến cho quá trình lên men bị ảnh hưởng.

Dùng nồi cơm điện

Sữa chua được ủ bằng nồi cơm điện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy nước ấm cho vào nồi cơm điện, sắp xếp các lọ vào trong, đậy nắp, để yên khoảng 4 – 6 giờ hoặc để qua đêm, sữa chua sẽ lên men hoàn hảo. Khi ủ, bạn nên cắm điện vào nồi, chọn chế độ Warm trong 2 phút để duy trì nhiệt độ cho nước, giúp sữa chua đông đặc như ý.

Dùng nồi ủ

Đặt các hũ sữa chua vào nồi ủ, tiếp đến cho nước ngập hơn ½ hũ, cắm điện và thời gian ủ là 7 – 8 giờ. Sau đó, bạn sẽ có thành phẩm là sữa chua sánh mịn, thơm ngon, dinh dưỡng cao.

Dùng thùng xốp

Cách làm các loại sữa chua truyền thống là ủ trong thùng xốp hoặc thùng để đựng nước đá. Sau đó đun nước sôi. Pha 2 phần nước sôi và 1 phần nước lạnh rồi đổ vào thùng xốp, nước cao hơn ½ hũ sữa chua và không được mở nắp ra. Sau khi ủ từ 9 -10 giờ, lấy sữa chua ra thấy sệt lại là thành công.

Sử dụng ánh nắng Mặt Trời

Bê thùng xốp ra ngoài nắng nếu vào mùa hè và không để nơi ánh nắng quá gắt, nhiệt độ 40 – 45 độ C là được. Ủ trong thời gian 6 – 7 giờ hoặc từ sáng đến chiều. Sữa chua thành phẩm sẽ cực kỳ thơm ngon và có thể sử dụng được ngay. Để thời gian sử dụng lâu hơn, bạn dùng nắp đậy lại cho kín, đặt vào tủ lạnh ngăn mát sử dụng dần.

Tận dụng nhiệt độ của lò sưởi

Tận dụng nhiệt độ phòng có lò sưởi cũng là một phương án hữu hiệu vào mùa đông. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ của lò sưởi ở mức phù hợp với cơ thể, ủ sữa chua theo cách truyền thống – cách thủy, đậy kín cũng cho ra những mẻ sữa chua thơm ngon.

Bài viết trên tổng hợp những cách làm sữa chua dẻo đơn giản ngay tại nhà. Không tốn nhiều thời gian hay công sức, bạn đã có thể đãi cả gia đình món ăn vặt thơm ngon, dinh dưỡng. Bên cạnh những loại sữa chua vừa kể trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về sữa chua Kefir – “siêu phẩm” trong các loại thực phẩm lên men, tốt cho sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mùa dịch COVID-19. Chúc bạn và gia đình tràn đầy sức khỏe! Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé!

Thông tin liên hệ:

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255