Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho người mới bắt đầu

Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho những người mới. Cùng tham khảo quy trình các bước thực hiện và áp dụng ngay nhé!

Nấm Kefir (hay còn gọi là hạt men Kefir sữa) mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, làm đẹp. Tuy nhiên, cách nuôi nấm Kefir như thế nào không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi nấm Kefir và cách bảo quản nấm dành cho người mới bắt đầu. Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung bài viết sau nhé!

Lưu ý khi sử dụng nấm sữa Kefir

Một số lưu ý khi dùng nấm sữa Kefir

Nấm Kefir tuy mang lại rất nhiều công dụng cho làm đẹp, nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý khi dùng cho từng đối tượng như sau.

Đối với bệnh nhân

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tác động tích cực của sữa chua Kefir lên sức khoẻ nói chung, đặc biệt khả năng cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá và điều trị một số loại bệnh.  Kefir sữa được coi là giúp cải thiện tình trạng của người có hội chứng rối loạn lo âu, trầm cảm nhờ vào việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Một số nghiên cứu khác cho thấy, khả năng ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư, kháng viêm hay ức chế một số loại vi sinh vật gây bệnh của Kefir (*).

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi sử dụng nấm làm sữa chua phải dùng đúng liều lượng, nếu không sẽ phản tác dụng.

Vì hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng mỗi người, vì thế đối với mới bắt đầu nên uống một lượng nhỏ trước để cơ thể làm quen.

Đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chỉ nên sử dụng nấm sữa Kefir ở mức độ vừa phải, nên ăn từng chút một và quan sát, theo dõi phản ứng sau khi dùng. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài hoặc tiêu chảy thì nên dừng ngay.

Đối với người lớn

Người lớn không nên sử dụng nấm sữa Kefir quá 400ml/ngày, vì loại nấm sữa này có độ chua khá cao. Nếu ăn liên tục với số lượng nhiều sẽ gây khó chịu, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm với độ chua. Tốt nhất nên sử dụng với lượng ít và theo dõi.

Cách nuôi nấm sữa Kefir

Nấm sữa Kefir có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau khoảng 1 tuần, nấm sẽ sản sinh ra số lượng rất nhiều. Vậy bạn đã biết cách nuôi nấm sữa Kefir chưa? Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho bạn. Hãy tham khảo và áp dụng thử xem hiệu quả như thế nào nhé!

Hướng dẫn cách nuôi nấm sữa Kefir

Chuẩn bị:

  • 15g nấm Kefir (khoảng 1 muỗng ăn cơm)
  • 400ml sữa tươi.
  • Dụng cụ: rây nhựa hoặc innox tốt (ví dụ stainless steel 316), vải (hoặc khăn em bé), muỗng, lọ thủy tinh.

Cách thực hiện:

Bạn chú ý: tất cả các dụng cụ, bình nuôi tiếp xúc men sữa đều cần rửa sạch với xà phòng và khử trùng với nước nóng để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm chéo nhé!

Bước 1: Lọc sữa từ bình men cái

Dùng  rây sạch để lọc men Kefir từ bình men cái hoặc men mới mua về.

Bước 2: Rửa sạch nấm

Bước tiếp theo, bạn rửa sạch nấm với nước uống (đã đun sôi để nguội), dùng muỗng đảo đều nấm trong rổ hoặc rây để nấm ráo bớt nước.

Bước 3: Nuôi nấm

Bạn mua hũ thuỷ tinh miệng rộng tại các cửa hàng, siêu thị về, rửa sạch và khử trùng qua bằng nước nóng. Sau đó, cho 400ml sữa tươi không đường và bỏ nấm men vào. Tiếp theo, bạn dùng khăn em bé hoặc vải mềm sạch bọc miệng hũ, dùng thun buộc lại. Đặt hũ nấm đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt trong khoảng từ 12 – 24 giờ.

=> Sau thời gian này, bạn khuấy nhẹ rồi lọc hỗn hợp qua rây lọc, để thu Kefir sữa thành phẩm, thu hồi nấm men Kefir để nuôi mẻ sữa chua Kefir mới.

Một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho bạn

Để nuôi nấm thành công và không chết, dưới đây là kinh nghiệm nuôi nấm Kefir bạn phải biết.

Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho người mới bắt đầu

Giai đoạn chuẩn bị

  • Dụng cụ nuôi, ngâm nấm Kefir: Bạn nên sử dụng các vật dụng như chai lọ, muỗng, rây (hoặc rổ),… được làm từ chất liệu nhựa, thủy tinh để nấm phát triển tốt và dễ vệ sinh, khử trùng. Thông thường, không sử dụng vật dụng làm từ kim loại, bởi vì men trong nấm gây ra phản ứng hóa học với axit trên bề mặt kim loại, và kim loại có thể rỉ sét. Tuy nhiên, nếu bạn có thể mua được loại rây bằng stainless steel 316, thì vẫn sử dụng tốt nhé. Ưu điểm của chất liệu này là có thể khử trùng l- vệ sinh dễ dàng, không ra ten và đảm bảo an toàn thực phẩm (chất liệu này thường được sử dụng trong các nhà máy thực phẩm).
  • Bảo quản nấm: Nếu phải đi xa và không có người chăm sóc nấm men Kefir, để nấm không chết, bạn nên cho nấm vào hộp nhựa hoặc thủy tinh, sau đó cho sữa vào theo tỷ lệ 1:1 rồi đậy nắp kín lại, cất trong ngăn mát tủ lạnh. Nấm sẽ không bị chết trong 7 ngày. Nếu để lâu hơn bạn cần thay sữa mới cho men.

Giai đoạn nuôi nấm

  • Vệ sinh nấm đúng cách trước khi nuôi: Để nấm có tiền đề phát triển tốt, bạn nêni vệ sinh nấm trước khi nuôi. Bạn cho nấm vào một ca nhựa, sau đó cho nước đun sôi để nguội vào, dùng muỗng nhựa (hoặc gỗ) khuấy nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn cho nấm vào rây (hoặc rổ) để rửa. Bạn có thể sử dụng sữa tươi để rửa nấm (nếu có điều kiện).
  • Chọn loại sữa phù hợp: Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Kefir. Bạn nên chọn loại sữa tươi thanh trùng không đường để nuôi nấm, giúp nấm phát triển nhanh. Theo kinh nghiệm, bạn chỉ nên sử dụng một loại sữa để nuôi nấm nhằm giúp chúng không mất thời gian thích nghi với môi trường mới, làm chậm tốc độ sinh trưởng của chúng.

Chọn loại sữa tươi thanh trùng không đường để nuôi nấm
  • Vệ sinh và cấy lại sữa ngay khi nấm chuyển màu: Trong quá trình nuôi nấm, nếu thấy nấm chuyển sang màu vàng và có mùi lạ thì đây là dấu hiệu nấm bị thiếu sữa. Lúc này, bạn mang nấm đi vệ sinh và đổ sữa vào cấy lại. Đây là một trong những kinh nghiệm nuôi nấm Kefir quan trọng bắt buộc bạn phải nhớ.

Những lưu ý khi nuôi, chăm sóc và bảo quản nấm Kefir

Ngoài những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi nấm Kefir, trong quá trình nuôi, chăm sóc và bảo quản, bạn lưu ý một số điều sau.

  • Các dụng cụ, đồ dùng sử dụng để nuôi nấm Kefir, bạn nên vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng.
  • Không sử dụng các dụng cụ bằng chất liệu kim loại hoặc inox kém chất lượng, vì nấm có thể ăn mòn chất liệu đó và sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe người sử dụng.

Các dụng cụ sử dụng làm nấm Kefir bằng gỗ, nhựa, vải, thủy tinh
  • Chỉ nên sử dụng một loại sữa tươi để nuôi nấm và trong quá trình thực hiện, các thao tác cần nhẹ nhàng.
  • Thời gian lên men sữa nấm Kefir phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết nên tốc độ lên men của nấm cũng sẽ giảm vào mùa lạnh. Thời gian nấm có thể sinh sôi trung bình khoảng từ 8-24 tiếng.
  • Trong quá trình nuôi nấm, bạn phải kiên trì. Tức là mỗi ngày bạn phải lọc một lần, vì nấm có thể ăn hết sữa trong 1 ngày, nếu không cung cấp thêm sữa thì nấm sẽ chết.

Dấu hiệu nhận biết nấm sữa chết

  • Nấm có màu vàng ngà, bạn không tiến hành cấy lại và để lâu trong thời gian dài thì nấm sẽ chết.
  • Trong thời gian nuôi, nấm có thể tự nổi lên nhưng đây không phải là nấm chết. Những con nấm này có thể nổi lên và tự lặn xuống do CO2 sản sinh trong quá trình lên men. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn đừng quá lo lắng.
  • Nấm mới sinh ra có kích thước bé hơn so với nấm gốc. Số lượng nấm tăng nhưng từng con nấm không to. Hiện tượng này xuất hiện là do trong quá trình nuôi, nấm tự tách nhỏ ra.

Khi thấy nấm chuyển sang màu vàng thì phải cấy nấm lại

Con nấm sữa sống được bao lâu?

  • Nếu bạn bảo quản nấm trong hộp nhựa/ bình thuỷ tinh có chứa sữa, được đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh thì nấm có thể sống được trong khoảng 7-10 ngày.
  • Khi mua nấm về mà thấy có dấu hiệu nhớt thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, vì sữa cũng là môi trường hoàn hảo cho các vi sinh vật gây hại phát triển, bạn nên chọn mua con men từ nguồn uy tín.

Với những kinh nghiệm nuôi nấm Kefir mà Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir vừa chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn nuôi cấy nấm thành công.

Nếu bạn muốn dùng sữa chua lên men sẵn mà không cần phải mất thời gian nuôi cấy thì hãy đến cửa hàng chuyên cung cấp các dòng thức uống lên men từ hạt men Kefir tại https://kefirhome.vn/.

Kefir Home – Nước Ép Trái Cây & Sữa Chua Lên Men Từ Kefir

Cửa hàng chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và thực phẩm sạch, đảm bảo sẽ mang đến cho bạn các loại thức uống an lành và tốt cho sức khỏe.

Thông tin liên hệ:

Thông tin liên hệ khác: Inbox trực tiếp tại fanpage: https://www.facebook.com/kefirhomevn

*Tham khảo

Schneedorf, J.M and Anfiteatro, D. 2004. “Kefir, A probiotic produced by encapsulated microorganism and inflammation. In Anti-inflammatory Phytotherapics (Portu- guese), JCT”. Carvalho, editor. Tecmed, Brazil, pp, 443- 467.

Shann Nix Jones. 2018. “The Kefir Solution: Natural Healing for IBS, Depression and Anxiety”

Sharifi M, et al. 2017. “Kefir: a powerful probiotics with anticancer properties.”. Med. Oncol.

Reham Samir Hamida., et al. 2021. “Kefir: A protective dietary supplementation against viral infection”. Biomed Pharmacother

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255